Chuyển đến nội dung chính

6 tuyệt chiêu để có một bức hình 3D như thật

6 tuyệt chiêu để có một bức hình 3D như thật

Đánh lừa thị giác và thường thức các tác phẩm sau cùng 6 tuyệt chiêu giúp tạo nên các bức hình 3D đầy tính chân thật.

Dựng hình từ các bản tham khảo.

“Tiêu chuẩn hàng đầu khi tìm kiếm các bản tham khảo là độ phân giải của bức hình. Sẽ rất quan trọng khi thấy được các chi tiết nhỏ của một vật thể trong bức hình đó…nhờ vậy mà bạn sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu xem nó là cái gì.” Denis Lebedev
“Tôi thường cần ít nhất là một bản tham khảo theo hướng nhìn chính và 3 bản theo hướng nhìn phụ. Sẽ tốt hơn cả nếu bạn có thể tự mình xem các vật thể đó trong thực tế, chụp hình chúng hoặc đặt chúng ngay cạnh khi tiến hành vẽ.” Emre Salihov

Các kết cấu vật liệu

“Các kết cấu và vật liệu là phần rất quan trọng trong việc tái tạo lại thế giới thực trong bức vẽ, và có lẽ là phần tiêu tốn nhiều thời gian nhất… Kết cấu và vật liệu tốt sẽ làm mô hình trở nên đắt giá hơn rất nhiều, ngược lại nếu kết cấu và vật liệu không đúng có thể hủy hoại kể cả những khối hình tráng lệ nhất.”Dmitry Glazyrin
“Thiết lập một ánh sáng đơn giản trước khi bắt đầu là một ý tưởng khá tốt…Tôi luôn có một ánh sáng chính (key light) nơi đặt nguồn sáng chính, và tùy thuộc vào từng mô hình có thể có thêm một hoặc hai tia sáng vùng viền đối tượng (RIM light), và thêm một nguồn sáng thứ hai (fill light) mà không tạo ra bất cứ sự phản chiếu nào.”Emre Salihov
“Để tái tạo các vật thể với bề mặt cứng, tôi sử dụng 3ds Max và Photoshop, và với các bề mặt mềm tôi sử dụng ZBrush vàPhotoshop. Trong bất kỳ trường hợp nào, Photoshop là một công cụ không thể thiếu, đối với cả công đoạn tái tạo lại bức vẽ và khâu hậu kỳ.”Dmitriy Glazyrin

Kịch bản ánh sáng chuyên nghiệp

“Ánh sáng trong phòng chụp và môi trường bên ngoài là rất khác nhau. Để đơn giản việc mô hình hóa môi trường bên ngoài, chúng ta có thể tạo ra những chi tiết ít lưới đa giác, hoặc đơn giản hóa thành mặt phẳng nhằm kéo giãn texture của mặt nạ. Việc tạo môi trường ngoài theo các lớp layers đồng nghĩa với việc ánh sáng sẽ hoạt động đúng đắn dưới các góc độ và ống kính camera khác nhau.”Dmitry Glazyrin
“Rất quan trọng trong việc xây dựng các shader và lighting theo một cách có tổ chức. Hãy chắc chắn rằng các ánh sáng giống nhau được nhóm lại để bạn có thể điều chỉnh tất cả chúng cùng lúc dễ dàng. Các shader nên được xây dựng kèm với các plug-in hiệu chỉnh màu sắc dành cho textures. Trong hầu hết các trường hợp, việc này cho phép bạn điều chỉnh các shader mà không cần biên tập lại các ảnh map 2D .”Pawel Podwojewski
“Các thiết lập ánh sáng HDRI của CGSkies và Peter Guthrie đã làm cho cộng đồng 3D rất hào hứng sau đó, và cứ mỗi ngày lại có thêm nhiều họa viên sử dụng nó cho công việc thường ngày .”Jacinto Monteiro

Biết rõ các bước trong quá trình render

“Tôi phát hiện ra rằng, việc sử dụng chương trình compositing dựa trên các điểm nút (node-based compositing program) như NUKE giúp việc render kết hợp các lớp layers lại với nhau dễ dàng hơn. Tôi không hề làm một thao tác blending bóng bẩy nào cả mà chỉ đơn giản sử dụng và thêm vào. Occlusion là một ví dụ.”Emre Salihov
“Bạn cần dựa trên kinh nghiệm để biết được khi nào thì kết quả đạt yêu cầu. Nhiều lỗi thường gặp xuất hiện ở bước Z-Depth. Nó là một kỹ thuật khá tiện dụng giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian render và nhiều hiệu ứng giúp cải thiện bức ảnh, tuy nhiên khi áp dụng sai cách có thể hủy hoại toàn bộ khung cảnh.”Pawel Podwojewski
“Cần thiết trong việc thiết lập thuộc tính thực của camera càng chính xác càng tốt. Thiết lập lại độ sâu tiêu điểm (DOF-depth of field), độ khử răng cưa (anti-aliasing), và các thông số ống kính sao cho làm nổi bật được bức ảnh. Nếu
lấy bức kỳ bức ảnh nào từ internet, bạn có thể xem được các thông tin về ống kính, các thông số camera được sử dụng khi chụp bức ảnh đó.”Dmitry Glazyrin

Nghệ thuật Compositing

“Các vật thể được chiếu sáng theo cách không hợp với khung cảnh sẽ trông giả tạo, không thật và chúng ta cần chỉnh sửa cải thiện lại ánh sáng sử dụng các kiểu blending mode và sơn phủ khác. Yếu tố quyết định ở bước này là sử dụng các
màu sắc được tìm thấy trong bức hình cuối để tạo ra sự hòa hợp tốt hơn.”Pawel Podwojewski
“Khi tạo ra một môi trường để kết hợp vào khung cảnh, tôi thường thích dùng kỹ thuật matte painting (những bức vẽ môi trường giả) trong Photoshop, sử dụng kết hợp giữa ảnh chụp và ảnh chỉnh sửa. Tôi cần phải biết mọi thứ cần trông như thế nào trong đầu trước, từ đó tái tạo lại nó dựa trên việc render ánh sáng phù hợp.”Massimo Righi

Hoàn hảo phần chỉnh sửa hậu kỳ

“Thứ quan trọng nhất là phần hiệu chỉnh màu sắc trong Photoshop. Tôi sử dụng nó cho toàn bộ bức hình và cho từng vật thể riêng biệt bằng cách sử dụng mặt nạ(mask).Tôi luôn làm việc với một bản copy của layer, và sử dụng các tính năng hiệu chỉnh Levels, Curves, Selective Color, và Color Balance. Trước mỗi bước chỉnh sửa, tôi đều tạo ra một snapshot trong mục History palette, và làm tương tự sau đó để so sánh kết quả.”Denis Lebedev
“Một hiệu ứng làm méo ảnh nhỏ ở ống kính có thể là một ý tưởng khá hay để làm tăng tính chân thật cho bức ảnh. Bạn có thể nghĩ người xem sẽ không để ý thấy điều này, nhưng hãy tin tôi đi, bộ não của chúng ta sẽ nhận ra sự khác biệt đấy.
Đây là một trường hợp rất thú vị khi bạn cảm thấy bức hình trông tự nhiên hơn rất nhiều mà không hiểu lý do tại sao.”Pawel Podwojewski


DOA rất vui khi được chia sẽ kiến thức đến các bạn nếu bạn nào có thắc mắc xin comment bên dưới để DOA được biết và giải quyết giúp bạn, hoặc tham gia vào khóa học vray 3dmax của Trung tâm đồ họa kiến trúc DOA để bạn trở thành một họa viên chuyên nghiệp trong thời gian ngắn hơn bạn nghĩ rất nhiều.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐỒ HỌA KIẾN TRÚC DOA

Cơ sở 1: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
Phone : (028) 2266 2277 – Hotline: 0905 570 288
Cơ sở 2: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Email: dohoakientruc.vn@gmail.com
Website: http://dohoakientruc.vn
Facebook: https://www.facebook.com/dohoakientruc.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/c/cgtraningdohoakientruc
                                                                                  Nguồn : http://dohoakientruc.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lấy lại đường dẫn ảnh Map cho thư viện 3D max

File 3d bị mất ảnh Map, bị mất ảnh Map vật liệu khi đưa thư viện 3d max vào , bị lỗi đường dẫn ảnh Map của các đối tượng trong 3d là một số trường hợp phổ biến các bạn hay gặp trong quá trình sử dụng và học 3D max, học Vray. Nguyên nhân do đường dẫn ảnh map của thư viện 3Dmax không trùng với đường dẫn ảnh map trên máy của bạn. DOA Xin hướng dẫn các bạn cách lấy lại đường dẫn ảnh map cho thư viện 3D max: - Cách 1 : Trích vật liêu từ đối tượng Từ bảng vật liệu, bạn tìm đến biểu tượng Pick Material from Object và kích vào đối tượng cần lấy lại ảnh map. Sau đó tìm và tạo lại đường dẫn ảnh map cho đối tượng tại tất cả các ô vuông có chữ M - Cách 2 : ( nhanh nhất, nên dùng ) Tạo đường dẫn ảnh map cho thư viện 3dmax ( nên tạo trước khi đưa thư viện vào ) Từ Menubar bạn tìm đến Customize, chọn Configure User Paths Bảng Configure User Paths xuất hiện, bạn chọn External Files Tiếp tục bạn chọn Add – Đi tìm đường dẫn tới Folder chứa ảnh map, chọn Add Subpaths và chọn Use

Vray sun tutorial: Hướng dẫn thông số Vray sun 3d max

Video hướng dẫn thông số Vray sun 3d max - Bài hướng dẫn tụ học vray 3dmax, thông số ánh sáng mặt trời trong Vray Đây là một bài hướng dẫn rất chi tiết về ánh sáng Vray sun, một loại đèn giả lập ánh sáng mặt trời trong 3dmax, trong hướng dẫn này, chúng tôi giới thiệu chi tiết tất cả các thông số của vray sun, giúp người  học Vray   hiểu và kiểm soát tốt phần ánh sáng của minh Hướng dẫn thông số Vray sun 3d max Turbidity là gì?  Đây chính là độ trong ( bụi ) độ đục của ánh sáng , kiểm soát số lượng của các hạt bụi trong không khí, thông số này chạy từ 2 tới 20, càng về 2 ánh sáng càng trong, càng về 20 ánh sáng càng đục ( càng vàng ). Ozone của Vray sun là gì?  Các tham số Ozone chỉ ảnh ​​hưởng đến màu sắc của ánh sáng phát ra từ mặt trời.  Giá trị cao hơn gây ra thay đổi các chế độ bản đồ màu sắc. Thông số này chạy từ 0 tới 1, càng về 0 ánh sáng càng vàng, càng về 1 ánh sáng càng xanh. Intensity Multiplier:  Điều khiển cường độ của ánh sáng mặt

Hướng dẫn dàn trang Layout trong Autocad

-Để dàn trang TL 1-100 và TL 1-50 vào một tờ giấy A3 thì ta sẽ vẽ đầy đủ bản vẽ có 2 tỉ lệ như bên dưới.  -Chuyển sang Layout -Vẽ khổ giấy A3 kích thước 420x297mm  -Chọn layer “Defpoints” để lúc in ra không hiện khung nhìn. -Dùng lệnh “MV” để tạo khung nhìn.  -Tại mục “Standard Scale” chọn tỉ lệ 1:100, tại mục “Display locked” chọn “yes” để khóa tỉ lệ khung nhìn lại -Kéo khung nhìn vừa khớp với bản vẽ TL 1-100 và di chuyển khung nhìn vào khổ giấy.  -Làm tương tự với Tl 1-50, hoặc bạn có thể “Copy” khung nhìn TL 1-100 rồi mở khóa khung nhìn, hiệu chỉnh lại tỉ lệ và kéo khung nhìn khớp với bản vẽ TL 1-50.  -Tắt layer “Defpoints”, xem kết quả đã hoàn thành. Chúc các bạn thành công! Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ dạy học Autocad tại tphcm ? Hãy liên hệ với chúng tôi: Trung tâm đào tạo đồ họa kiến trúc DOA , chuyên đào tạo đồ họa kiến trúc ứng dụng thực tế cho sinh viên và người đi làm. TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐỒ HỌA KIẾN TRÚC DOA Cơ sở Bình Thạnh : 420 Nơ Trang Long, P